Hệ thống xử lý nước thải đang được sử dụng rất nhiều tại các nhà máy xí nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc. Hiện nay, Thiên Á cũng là một trong những đơn vị chuyên thi công lắp đặt các hệ thống xử lý nước cho khách hàng. Chúng tôi luôn nỗ lực và mang đến cho khách hàng dịch vụ cũng như những sản phẩm tốt nhất.
1. Bể tách dầu mỡ
Nước thải khu vực nhà ăn phát sinh từ các hoạt động sơ chế thức ăn, cọ rửa, nấu nướng…Tính chất của nước thải nhà ăn rất nhiều cặn bẩn và dầu mỡ. Vì vậy nước thải nhà ăn trước khi chảy về bể gom sẽ được tách dầu mỡ tại Bể tách dầu mỡ. Tại đây Bể tách dầu mỡ sẽ được thiết kế nhiều ngăn có tác dụng ngăn mỡ, mỡ sẽ nổi lên bề mặt và nước sau tách mỡ sẽ chảy về Bể gom.
2. Bể gom
Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân… sau khi qua bể tự hoại và nước thải nhà ăn sau khi tách mỡ sẽ được tập trung vào Bể thu gom. Bể thu gom có tác dụng tập trung thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy.
Nước thải sau quá trình thu gom và được đưa qua công đoạn tách rác để loại ra các loại rác cúng trong sinh hoạt như: nút vỏ chai, túi nilong, lạt buộc,… vào hệ thống gây ra hỏng hóc các thiết bị trong quá trình hoạt động. Sau khi tách rác nước được bơm lên Bể điều hòa.
Thiết bị tại bể bom bao gồm:
* Bơm thu gom: công suất đủ để bơm nước thải sang bể điều hòa trong thời gian nhà máy hoạt động.
* Hộp tách rác đủ để lưu rác trong 1 ngày mà không bị tắc hoặc bị tràn
3. Bể điều hòa
Bể điều hòa có chức năng lưu trữ lượng nước thải trong một ngày (24 giờ), đồng thời với tác dụng làm ổn định lưu lượng, nồng độ, độ pH các chất ô nhiễm trong bản thân nguồn thải. Nước thải phát sinh trong ngày là không đồng đều nhau, lượng nước thải thường phát sinh lớn vào thời điểm buổi trưa. Do đó, ngoài chức năng lưu trữ, bể điều hòa còn điều hòa lưu lượng nước thải ổn định theo giờ theo thiết kế cho các công đoạn xử lý phía sau.
Tại bể điều hòa được thiết kế kín và sục khí bên dưới để khuấy đảo đều nước, tách mùi hôi cho các quá trình xử lý sau.
Thiết bị tại bể điều hòa bao gồm:
* Bơm ổn định lưu lượng từ bể điều hòa sang bể Anoxic của quá trình xử lý sau.
* Hệ thống sục khí để khuấy đảo nước và khử mùi.
4. Bể sinh học thiếu khí (Anoxic)
Bể sinh học thiếu khí tiếp nhận nước thải từ bể Điều Hòa.
Trong nước thải sinh hoạt tồn tại 1 lượng nitơ chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ và amoniac. Tại đây các vi khuẩn trong môi trường yếm khí sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng trong hợp chất hữu cơ làm thức ăn để tăng trường và phát triển, đồng thời với quá trình đó là quá trình khử muối nitrat và nitrit bằng cách lấy oxy từ chúng và giải phóng ra nitơ tự do và nước.
Mục đích: Bể có nhiệm vụ xử lý hàm lượng Nitơ dưới dạng muối Nitrat có mặt trong nước thải.
Thiết bị: Bơm khuấy trộn nước trong lòng bể
Thiết bị lắp đặt tại bể vi sinh thiếu khí Anoxic bao gồm:
* Máy bơm khuấy trộn nước
* Hệ thống hồi lưu bùn vi sinh từ quá trình sau về bể Anoxic
* Cụng cung cấp dinh dưỡng và cơ chất.
5. Bể sinh học hiếu khí (FBR):
Bể sinh học hiếu khí dính bám tiếp nhận nước thải từ bể Thiếu Khí.
Mục đích: Bể có nhiệm vụ xử lý triệt để các chất hữu cơ còn lại trong nước. Trong bể diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí.
Hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp ôxy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm.
Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng nhằm tăng tỷ khối. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh nhờ các bộ phận giá thể dính bám nhằm duy trì sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính dư.
Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ MLSS trong khoảng 2500 – 4000 mg/l. Do đó, tại bể sinh học hiếu khí dính bám, một phần bùn dư từ chứa bùn sẽ được tuần hoàn về để bảo đảm nồng độ bùn hoạt tính nhất định, ổn định tồn tại trong bể.
Thiết bị lắp đặt tại bể sinh học hiếu khí bao gồm:
* Hệ thống phân phối khí chính và phân phối khí phụ.
* Hệ thống đệm vi sinh bám dính
* Bơm tuần hoàn lượng bùn vi sinh về bể vi sinh hiếu khí Anoxic.
6. Bể lắng bùn sinh học
Chức năng của bể lắng là lắng đọng các chất lơ lửng và các cặn bẩn trong nước thải như hàm lượng SS, TSS,…
Nước thải từ bể sinh học hiếu khí được lấy tại điểm cuối của quy trình xử lý và chảy tràn sang bể lắng sinh học.
Tại bể này vát lắng được xây dựng nhằm mục đích trợ lắng và thu bùn về hố chứa trung tâm của bể.
Bể lắng phải được thiết kế với độ sâu tối thiểu 3m và phải hoàn toàn tĩnh lặng, có thời gian lắng đối với 1 đơn vị thể tích nước thải tối thiểu 5 giờ.
Ống lắng trung tâm có tác dụng tạo lên sự tĩnh lặng của bể và định dòng nước thải chảy thẳng xuống đáy tạo điều kiện cho bùn sinh học tiếp súc với vát lắng và lắng xuống.
Để đảm bảo bùn sau khi lắng được thu gom triệt để và không bị phân hủy kỵ khí nổi lên mặt nước. Nếu trong quá trình lắng có một lượng nhỏ bùn nổi trên bề mặt bể như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả xử lý vì vậy tấm chắn bùn nổi được lắp đặt làm nhiệm vụ ngăn bùn nổi chảy vào máng thu xung quanh bể. Bùn nổi trong máng chắn bùn được hút định kỳ thông qua hệ thống thu bùn nổi bề mặt.
Nước trong sau quá trình lắng được thu gom thông qua máng thu đặt chảy tràn xung quanh mặt bể lắng được chảy sang bể trung gian.
Thiết bị lắp đặt tại bể lắng bao gồm:
* Ống lắng trung tâm: định dòng và tạo sự tĩnh nặng của nước
* Máng chắn bùn nổi bề mặt trắn bùn nổi chảy vào mánh thu sung quanh bể lắng.
* Hệ thống thu bùn nổi bề mặt: thu bùn nổi bơm sang bể chứa bùn.
7. Bể chứa bùn
Chức năng của bể này là chứa bùn phát sinh từ hệ thống xử lý và nuôi dưỡng, dự trữ vi sinh phòng khi hệ thống gặp sự cố có thể tận dụng nguồn vi sinh đậm đặc có trong bùn thải để quay lại thực hiện quá trình nuôi cấy và xử lý nước thải vì thế bể bùn được thiết kế lắp đặt thêm hệ thống xục khí để đảo trộn bùn, và cung cấp dưỡng khí đảm bảo vi sinh có trong bùn có thể đóng bào tử và sống trong thời gian dài.
Theo tính toán của Công ty Vinaxanh cũng như dựa trên kinh nghiệm thực tế lượng bùn si sinh của nước thải sinh hoạt sau khi đã hồi lưu lại cho quá trình xử lý, lượng bùn dư ra không nhiều và được chứa trong bể bùn. Lượng bùn này dạng bùn sệt có chứa khoảng 30% bùn và 70% nước, khoảng 6 đến 12 tháng nếu lượng bùn trong bể phát sinh nhiều sẽ tiến hành hút bùn mang đi xử lý.
Thiết bị có trong bể chứa bùn:
* Hệ thống cung cấp dưỡng khí và đảo trộn bùn
8. Bể tiếp xúc khử trùng
Nước thải sau quá trình xử lý lọc áp lực được dẫn qua modul khử trùng (xử lý hàm lượng coliform có trong nước thải) để khử vi khuẩn có hại cho sức khỏe như ecoli, … trước khi thải ra môi trường.
Ngăn tiếp xúc khử trùng bao gồm hệ thống dẫn và sục khí đảo trộn nước thải và hóa chất khử trùng được cung cấp thông qua bơm định lượng vào bể.
Ngăn nước sạch có tác dụng trữ nước cho quá trình rửa lọc và lấy nước sau quá trình xử lý đi kiểm tra phân tích.
Nước sau khi qua bể khử trùng đã đạt tiêu chuẩn về môi trường QCVN 40:2011/BTNMT cấp độ B và có thể xả trực tiếp ra môi trường
Thiết bị trong bể tiếp xúc khử trùng bao gồm:
* Hệ dẫn và đĩa khí đảo trộn nước thải
* Cụm cấp hóa chất khử trùng